Cà tím nhồi đậu phụ

Sưu Tầm |

Cà tím là thực phẩm chứa nhiều chất xơ và giàu vitamin B. Bên cạnh đó, với sắc tố màu tím sẫm, cà tím còn được biết đến là nguồn thực phẩm dồi dào chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào, làm đẹp và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
 

Nguyên liệu:

  • 4-5 quả cà tím loại bé hoặc 2 quả cà tím dài
  • 1 bìa đậu phụ hoặc 100g đậu phụ non
  • 1/2 củ cà rốt
  • 100g nấm rơm
  • Vài tai mộc nhĩ (nấm mèo)
  • Hành lá, muối, đường, xì dầu (nước tương), ớt bột, dầu hào, nước mắm.

Cách làm:

Bước 1:  Đậu phụ rửa sạch, để ráo, dùng tay sạch hay thìa tán nhuyễn đậu.

 
Dùng tay sạch hay thìa tán nhuyễn đậu 

Bước 2:

- Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu.

- Nấm rơm cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, để ráo, thái hạt lựu.

- Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, thái sợi. Hành lá rửa sạch, để ráo.

 
Nấm rơm cắt bỏ chân nấm, rửa sạch, để ráo, thái hạt lựu 

 Bước 3:

- Cà tím cắt bỏ phần cuống, dùng thìa múc bỏ bớt hạt và phần ruột bên trong. Ngâm cà vào âu nước muối pha loãng khoảng 10 phút sau đó vớt ra rửa lại cho thật sạch.

 
Cà tím cắt bỏ phần cuống, dùng thìa múc bỏ bớt hạt và phần ruột bên trong. 

 Bước 4:- Trộn đậu phụ, mộc nhĩ, cà rốt, nấm rơm với nhau, thêm vào nửa thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường cát trắng và một ít nước mắm, trộn đều.

 
Trộn đậu phụ, mộc nhĩ, cà rốt, nấm rơm với nhau... 

 Bước 5:

- Dùng thìa múc một ít hỗn hợp đậu phụ ở bước 4 cho vào giữa ruột của cà tím.

- Đun nóng ba thìa nhỏ dầu ăn, xếp phần cà cho vào chảo, đun lửa nhỏ khoảng 3 phút để phần cà xém vàng hai mặt.

 
Hỗn hợp đậu phụ cho vào giữa ruột của cà tím 

 Bước 6:

- Gắp cà ra đĩa để riêng, phi đầu hành thơm, cho vào chảo khoảng một thìa canh dầu hào, một thìa canh xì dầu và một thìa canh đường cát trắng, đun sôi thì đổ vào một ít nước lạnh.

 
Phi đầu hành thơm, cho vào chảo khoảng một thìa canh dầu hào...

 Bước 7:

- Đun hỗn hợp nước sốt khoảng 3 phút thì xếp cà vào chảo, đậy kín nắp, đun lửa nhỏ, khi đun bạn nêm nếm lại tùy theo khẩu vị, đun đến khi phần nước sốt hơi sánh đặc thì tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào.

- Múc cà ra đĩa, dùng làm món mặn ăn với cơm. Nếu ăn chay bạn có thể thay nước mắm bằng xì dầu và không dùng dầu hào.

 Chúc ngon miệng

Sưu Tầm

Đậu phụ cuốn lá lốt

Sưu tầm |

Theo Y học dân tộc, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính rất ấm, có tác dụng trừ thấp, ấm bụng, tiêu thực, hạ khí trừ hôi tanh nên rất tốt cho sứa khỏe. Khi ăn tùy sở thích bạn có thể dùng kèm tương ớt hoặc xì dầu chấm tùy khẩu vị.

Mít non xào sả ớt thơm cay

Sưu tầm |

Từ mít non, các chị em có thể chế biến ra hàng chục món ăn độc lạ, cực ngon trở thành đặc sản. Mít non xào sả ớt thơm cay là một trong số mà các chị em nên thử qua.

Cách làm món thịt chay kho tàu ngon

Sưu tầm |

Nhiều người hay phản biện món đã chay lại còn gọi là thịt. Thịt chay chỉ là cái tên gọi như bao tên gọi khác. Chỉ là cái tên thôi mà :), miễn nó là món chay và ngon.

Đậu hủ chiên giòn và nước sốt chay

Sưu tầm |

Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn chay thì đậu hủ chiên giòn cùng nước sốt chay là món ăn tuyệt ngon góp mặt trong thực đơn hàng ngày của bạn.

Đậu phụ sốt nấm kim châm

Sưu tầm |

Nấm kim châm là thực phẩm ngon và bổ nên được nhiều người tiêu dùng Việt Nam rất ưa thích. Các bạn có thể dễ dàng mua được loại nấm này trong những quầy rau quả trong siêu thị, ở chợ và các cửa hàng.

Nấm xào sả ớt

Sức khỏe |

Kết hợp các loại nấm khác nhau như nấm đùi gà, nấm rơm, nấm đông cô để cho ra món xào hấp dẫn trong những ngày cuối hạ.